Thái độ của con người khi Trí tuệ nhân tạo AI bùng nổ

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong các thuật ngữ quen thuộc và đang dần trở nên quen thuộc trong cuộc sống hiện đại hóa toàn cầu. Không chỉ là một công cụ bổ sung, Trí tuệ nhân tạo AI có thể hoạt động như một nhân viên bình thường  và góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển chung của kinh tế. Vậy, Trí tuệ nhân tạo AI đang được ứng dụng như thế nào? 

Trí tuệ nhân tạo (AI) – hiện thực hóa công nghệ cao vào đời sống hằng ngày

Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng dự đoán được tình hình tương lai. Lực lượng cảnh sát hoàn toàn có thể tận dụng nó để xây dựng và phân tích bản đồ khi nào, nơi nào có khả năng cao sẽ xảy ra tình trạng phạm tội. Các bác sĩ cũng có cơ hội sử dụng loại hình công nghệ cao này để dự đoán thời điểm bệnh nhân có nguy cơ cao bị đau tim hoặc lên cơn đột quỵ. Thậm chí, các nhà nghiên cứu cũng cố gắng thiết lập cho AI chức năng tưởng tượng, để nó có thể lên kế hoạch và báo trước những hậu quả không mong đợi có thể xảy ra trong tương lai.

Rất nhiều tình huống và quyết định trong cuộc sống hằng ngày đòi hỏi những sự báo trước, có thể là tình huống tốt hoặc xấu để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận hơn. Tất nhiên, trong những trường hợp này, AI có khả năng làm tốt hơn con người.

Sự xuất hiện của AI liệu có thực sự tiềm năng đối với người dùng?

Đối với những thiết bị công nghệ cấp cao và thông minh, chúng ta vẫn không thể hoàn toàn tin tưởng vào các dự đoán của chúng. Một vài trường hợp gần đây đã khẳng định thêm một sự thật: con người không thích dựa dẫm vào AI và có xu hướng lắng nghe, tin tưởng ý kiến của các chuyên gia hơn, dù họ cũng đôi lúc có những phát biểu sai lệch.

Nếu muốn AI thực sự tác động và mang lại những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống chung, chúng ta cần phải nhanh chóng tìm cách để cộng đồng có niềm tin vào nó.

“Tại sao con người không đặt niềm tin vào AI như dự đoán?”

Lấy một ví dụ cụ thể về trường hợp của “Watson for Oncology” – một trong những chương trình siêu máy tính về công nghệ của IBM. Dù nỗ lực cố gắng thực hiện mục tiêu quảng bá rộng rãi chương trình đến các bác sĩ chữa trị bệnh ung thư, tuy nhiên cuối cùng, đây lại bị coi là một thảm họa PR.

Cụ thể hơn, chương trình này đã mang đến công nghệ AI cùng lời hứa hẹn sẽ đưa ra những khuyến nghị chất lượng hàng đầu về quá trình điều trị 12 bệnh ung thư, với tỉ lệ thuyên giảm lên đến 80% trên toàn thế giới. Vậy nhưng, ngay ở lần đầu tiên tiếp xúc với Watson, các bác sĩ đã tỏ ra lúng túng và gặp nhiều tình huống khó khăn. Mặt khác, nếu Watson đưa ra một vài hướng dẫn về phương pháp điều trị trùng với những gì các bác sĩ đã biết và nghiên cứu, họ sẽ không cảm thấy những khuyến nghị của Watson bổ ích và mang lại nhiều điểm mới trong khám chữa bệnh.

Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hệ thống siêu máy tính này chỉ cung cấp những thông tin mà nó đã được lập trình sẵn – những điều quen thuộc mà các bác sĩ đều đã biết. Tất nhiên, những khuyến nghị này chẳng thể nào thay đổi hay tác động lớn đến phương pháp điều trị thực tế dành cho bệnh nhân ung thư.

Mặt khác, nếu Watson đưa ra một khuyến nghị nào đó mâu thuẫn với ý kiến của bác sĩ, họ sẽ kết luận ngay lập tức rằng “cỗ máy thông minh” này không có đủ năng lực. Đương nhiên, hệ thống sẽ chẳng thể tự mình giải thích lý do tại sao phương pháp điều trị nó đưa ra lại hợp lý và đúng đắn, bởi các thuật toán máy móc lập trình quá phức tạp để bất cứ người nào cũng có khả năng hiểu được.

Do đó, từ tình huống này, sự nghi ngờ, không tin tưởng vào máy móc thông minh của các bác sĩ càng tăng lên. Họ bỏ qua các khuyến nghị có vẻ quá hiển nhiên, thậm chí đôi lúc kỳ quặc của AI và quyết định nghe theo những kiến thức chuyên môn của họ.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ về sự thiếu tin tưởng của mọi người vào AI cũng như hành vi miễn cưỡng chấp nhận những thông tin mà hệ thống thông minh này cung cấp. Niềm tin vào người khác thường được tạo dựng nên dựa vào suy nghĩ của họ cũng như độ tin cậy họ có thể mang lại. Điều này tạo nên một “bức tường” an toàn trong trạng thái cảm xúc của ta.

Mặt khác, công nghệ AI vẫn còn khá mới mẻ và có phần xa lạ với đa số mọi người. Ngay cả khi đã có hướng dẫn và giải đáp cụ thể về các yếu tố kỹ thuật phần mềm cấu tạo nên thiết bị, người dùng vẫn thường xuyên cảm thấy khó hiểu, khó giải thích với những thông báo hay quyết định của AI. Việc tương tác với một món đồ quá khó hiểu có thể mang đến cảm giác lo lắng cho chúng ta, khiến ta có cảm giác như chính bản thân mình đang bị mất kiểm soát.

Những thất bại đáng ngại xuất hiện tại AI có vẻ như là minh chứng khẳng định cho quan điểm hệ thống này không tương xứng với sự quan tâm của giới truyền thông và nhấn mạnh rằng, cuộc sống của con người không thể dựa vào công nghệ nhiều như vậy. Hiểu sâu, hiểu kỹ về máy móc công nghệ cao không phải một hành trình dễ dàng, một phần bởi những người thiết kế chính của hệ thống không hiểu được những suy nghĩ và cảm giác thông thường của người tiêu dùng.

Cảm nhận về máy móc AI dần trở nên sâu và cụ thể hơn. Trong một thử nghiệm gần đây, nhiều người đến từ các nơi và lĩnh vực khác nhau đã tham gia xem những bộ phim khoa học viễn tưởng với nội dung chính về AI, và sau đó đặt ra những câu hỏi về tự động hóa trong cuộc sống hằng ngày của họ.

Kết quả cho thấy, bất kể bộ phim nào họ xem về AI, dù nội dung là tích cực hay tiêu cực thì hành vi của những người tham gia về hệ thống công nghệ thông minh cũng sẽ được phân cực rõ rệt dựa vào cái nhìn thể hiện qua lăng kính điện ảnh. Những người có tinh thần lạc quan, trong trường hợp này, lại có phần cực đoan với AI và tất nhiên, những cá nhân hoài nghi còn trở nên đề phòng, cẩn trọng hơn hết với thiết bị công nghệ mới này.

Tình huống này cho thấy mọi người đã và đang dựa vào yếu tố cảm xúc quá nhiều khi đánh giá chất lượng công năng của thiết bị máy móc. Một xu hướng nhận thức đã ăn sâu vào đa số người dùng – “thiên vị cảm xúc trong định hướng đánh giá” đã được minh chứng rõ nét qua trường hợp nêu trên.

Làm thế nào để thuyết phục người dùng tin tưởng vào AI?

Khi AI xuất hiện ngày càng dày đặc trên các phương tiện truyền thông và giải trí, nó có thể gây ra tình trạng chia rẽ xã hội, giữa những người tận dụng AI để hưởng lợi và những người từ chối hệ thống công nghệ thông minh này. Nói một cách dễ hiểu, việc tự mình chối bỏ những lợi thế “vàng” mà AI có thể mang lại sẽ khiến phần đa người dùng rơi vào tình thế bất lợi.

May mắn, khi đối diện với tình trạng này, chúng ta đã có một vài ý tưởng để cải thiện sự tin tưởng của con người danh cho AI. Chỉ cần tận dụng những kinh nghiệm khi đã sử dụng AI trước đó làm bàn đạp chứng minh, chắc chắn ý kiến của mọi người về việc ứng dụng máy móc nhân tạo vào sản xuất và đời sống sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, như kết quả đã được đề cập ở nghiên cứu bên trên.

Một ví dụ điển hình cho sự khẳng định chắc nịch này chính là việc sử dụng Internet. Vốn dĩ cũng là một công cụ công nghệ nhưng càng sử dụng nhiều, nhận thấy được nguồn lợi nó có thể mang lại, người dùng càng đặt nhiều niềm tin vào tận dụng nó.

Một giải pháp khác cũng nên được nhắc đến là bật mí cụ thể và kỹ càng hơn về các thuật toán mà AI có khả năng sử dụng cũng như mục đích thực tế hóa của chúng. Một vài công ty truyền thông xã hội có sức ảnh hưởng và thị trường buôn bán trực tuyến đã tung ra những bài báo cáo minh bạch, hoàn thành đủ yêu cầu chính phủ và tiết lộ rõ ràng nội dung giám sát nhờ hệ thống AI. Dễ thấy, các thuật toán của AI được thực hiện một cách khéo léo đã giúp đỡ con người xử lý các báo cáo một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác trong trường hợp này.

Các nghiên cứu cũng cho rằng, việc đồng ý để mọi người kiểm soát chức năng ra quyết định của AI cũng góp phần cải thiện sự tin tưởng và cho phép công nghệ nhân tạo này có thể phát triển, nâng cao hơn nhờ những kinh nghiệm thực tế của con người. Ví dụ, khi mọi người được tự do sửa đổi một vài thuật toán trong AI, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn với những tính năng hoạt động của nó, và nhiều khả năng sẽ dành sự tin tưởng cho phương pháp công nghệ này cao hơn trong tương lai.

Nhìn chung, AI là một sáng chế tuyệt vời nhằm giúp cuộc sống sinh hoạt và công việc của con người diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn. Thay vì sợ sệt hay chỉ trích sự xuất hiện của nó, hãy học cách sử dụng, học cách tận dụng và đón nhận những công năng tuyệt vời của hệ thống công nghệ cao cấp này.

 

Nguồn: https://www.dol.vn/luyen-thi-ielts/ielts-reading-practice-attitudes-towards-artificial-intelligence-cambridge-ielts-16-test-4-passage-3-questions-answer-key-de-bai-dap-an-giai-thich-chi-tiet-free-pdf-download