Các ứng dụng Việt được người Việt tin dùng

Thời gian qua, những sản phẩm “Made in Vietnam” có chỗ đứng ngày càng vững chắc với thị phần ổn định trên thị trường nội địa. Người Việt ngày càng đặt niềm tin cao vào những sản phẩm công nghệ do người Việt sáng tạo trong nước. Hãy cùng xem lại 04 ứng dụng công nghệ đã trở thành niềm tự hào của chúng ta.

  • BE – Ứng dụng gọi xe Việt.

Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2018, Be Group không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người. Mạnh mẽ cạnh tranh với các hãng dịch vụ vận chuyển quốc tế lớn như Grab, Now, Baemin… Đến nay, Be đã mở rộng hoạt động lên đến 10 thành phố. Có thể thấy người Việt Nam dành tình cảm yêu mến đối với ứng dụng này không chỉ bởi chất lượng dịch vụ tốt, nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn mà còn bởi đây là ứng dụng “Made in Vietnam”.

Bà Nguyễn Hằng Phương – CEO Be Group – cho biết: “Giá trị kinh doanh cốt lõi mà Be Group xây dựng là Không Ngừng Đổi Mới, Tạo Điều Kiện Phát Triển, và Vì Cộng Đồng. Be mong muốn góp phần tích cực vào việc xây dựng văn hóa giao thông hiện đại tại Việt Nam, và mang Việt Nam vươn tầm trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về phát triển nền tảng công nghệ vận tải trên thế giới.

  • Zalo

Là một ứng dụng của Việt Nam, nhưng Zalo có lượng users đứng thứ 2 với 58% số lượng người sử dụng smartphone. Gần đây Zalo còn được bình chọn là ứng dụng nhắn tin số 1 tại đất nước hình chữ S

Zalo có hệ thống bảo mật chắc chắn cùng những tính năng tiện lợi như: Truyền tải tệp, gọi thoại, gọi video, gửi ảnh, video với độ phân giải cao, dễ dàng quản lý công việc, v.v… Có lẽ vì thế mà đây là ứng dụng thu hút nhiều đối tượng người dùng, đặc biệt là người có độ tuổi từ 25 trở lên.

  • V-IONE – Ứng dụng chuyển đổi giọng nói thành văn bản

Đây là một phần mềm “Made in Vietnam” đạt giải Nhất cuộc thi Nhân tài đất Việt năm 2019, giúp chuyển đổi giọng nói tiếng Việt trong các cuộc họp thành văn bản tức thì với độ chính xác lên đến 98%. Sản phẩm được nhận thư khen của thư ký quốc hội sau khi triển khai thử nghiệm thành công hệ thống Chuyển đổi giọng nói sang văn bản tại kỳ họp thứ VII, Quốc hội khóa XIV năm 2019.

Chứng nhận giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam 2019 do Bộ Thông tin và Truyền thông cho phần mềm V-IONE đã thể hiện sự thành công của sản phẩm trong ứng dụng tại các doanh nghiệp, cơ quan, ban ngành.

Công nghệ lõi tự động nhận dạng giọng nói ASR được nghiên cứu phát triển bởi PGS.TS Lương Chi Mai, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ và Thông tin, là người tiên phong nhận dạng ký tự quang học tại Việt Nam với hơn 30 đề tài nghiên cứu khoa học được ghi nhận. Sản phẩm 2 năm liên tiếp đứng đầu Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo về xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tiếng nói VLSP 2018 do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ cùng trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản V-IONE có rất nhiều lợi ích, giúp việc “gỡ băng” tại các cuộc họp trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian. Ứng dụng này có thể giúp thông tin được chuyển đổi ngay sau khi người nói phát biểu. Nhờ vậy những thư ký sẽ giảm thiểu được thời gian ghi chép biên bản cuộc họp. Đồng thời cũng giảm rủi ro sai lệch thông tin do chất lượng thông tin là đồng nhất đối với mọi người sử dụng.

Người dùng dễ dàng Kiểm tra, đối chiếu nội dung cuộc họp nhanh chóng do thông tin các cuộc họp được lưu trữ trên phần mềm, giúp việc tra cứu trở nên thuận tiện, rút ngắn thời gian ban hành thông tin. Bạn chỉ cần 6 phút để chuyển đổi cho đoạn băng dài 1 tiếng – thuận tiện hơn nhiều so với việc đánh máy thủ công. Từ đó giúp các thông tin được ban hành chính xác hơn.

Phần mềm này còn có Tính bảo mật cao do phần mềm chạy độc lập và offline. Thông tin khi lưu trữ lại sẽ được bảo mật tuyệt đối và có khả năng nhận dạng 7000 từ vựng tiếng Việt, có thể phân biệt giọng nói 3 miền Bắc Trung Nam.

Hiện nay, V-IONE đã hợp tác và là giải pháp được nhiều doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước lựa chọn như Quốc hội, Vin Group, VTV, … Trong tương lai, sản phẩm này hứa hẹn sẽ phát triển rộng khắp thị trường Việt.

  • Flappy Bird

Flappy Bird là “đứa con tinh thần” của lập trình viên Nguyễn Hà Đông được người dùng quốc tế đón nhận trước khi nổi tiếng tại Việt Nam. Phần mềm đã gây nên một hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ trên toàn cầu và đem cái tên Việt Nam vươn tầm thế giới.

Trước khi bị gỡ xuống, Flappy Bird này đã có hơn 50 triệu lượt tải về, dẫn đầu cả 2 kho ứng dụng lớn nhất là App Store và Google Play. Flappy Bird cũng là ứng dụng miễn phí có số lượng người tải về nhiều nhất tại Việt Nam trước khi bị gỡ xuống, vượt mặt cả Facebook hay Camera 360.

Theo The Verge, chú chim “made in Vietnam” đã mang về cho Hà Đông 50.000 USD mỗi ngày từ tiền quảng cáo. Tuy nhiên, cũng chính vì nổi tiếng quá chóng vánh nên người tạo ra game này đã phải hứng chịu nhiều hệ lụy không mong muốn. Việc lập trình viên Nguyễn Hà Đông gỡ bỏ ứng dụng Flappy Bird trên cả 2 kho ứng dụng App Store và Google Play là một sự đáng tiếc lớn.

Khi công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta ngày càng có thêm những thuận tiện trong cuộc sống. Hy vọng rằng trong tương lai, người Việt sẽ ngày càng có những sản phẩm phần mềm, ứng dụng “Made in Vietnam” nổi tiếng hơn nữa trên thế giới.