Tìm hiểu công nghệ giọng nói là gì?

Công nghệ giọng nói thông minh mang tới cho người dùng những trải nghiệm mới với công nghệ 4.0

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, hàng loạt các thiết bị thông minh được ra đời. Một trong những công nghệ thông minh không thể không kể đến là công nghệ bằng giọng nói. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công nghệ giọng nói và các ứng dụng của công nghệ giọng nói.

Công nghệ giọng nói vô cùng thông minh

Công nghệ giọng nói là gì?

Công nghệ nhận dạng bằng giọng nói được biết đến là một chương trình máy với một hệ thống vi xử lý lớn được tích hợp trong các thiết bị thông minh. Hiện nay công nghệ này đã được tích hợp ngay trên ứng dụng điện thoại thông minh. Mặc dù hiện nay công nghệ nhân tạo Ai với khả năng nhận diện bằng giọng nói không còn quá xa lạ và được sử dụng khá phổ biến trên các sản phẩm thông minh, và nhận được được rất nhiều sự quan tâm  của giới người dùng ưa thích công nghệ.

Mô hình triển khai công nghệ giọng nói

Có nhiều cách thức mà các công ty hiện nay đang triển khai voice technology. Có thể kể đến 2 phương pháp phổ biến như sau:

Điện toán đám mây

Trong trường hợp này, việc nhận dạng, xử lý ngôn ngữ (chính là TTS hoặc NLP mà mình đã nói ở trên) sẽ diễn ra trên máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ. Phương pháp đám mây giúp việc nhận dạng được chính xác hơn, ứng dụng thì có dung lượng nhỏ, nhưng bù lại thì thiết bị ở phía người dùng phải luôn kết nối với Internet. Độ trễ trong quá trình gửi giọng nói từ máy lên server rồi trả kết quả từ server về lại máy cũng là những thứ đáng cân nhắc. Siri, Google Voice, Cortana hiện đang xài cách này.

Tích hợp thẳng vào app

Với phương thức này, quá trình xử lý giọng nói sẽ diễn ra trong nội bộ ứng dụng, không cần giao tiếp với bên ngoài, chính vì thế tốc độ sẽ nhanh hơn. Người dùng cũng không bắt buộc phải kết nối vào mạng thường trực. Tuy nhiên, giải pháp này gặp nhược điểm đó là khi có cập nhật hoặc thay đổi gì đó về bộ máy nhận dạng, nhà sản xuất sẽ phải cập nhật lại cả một app, trong khi với phương thức đám mây thì những thay đổi đó chỉ cần làm ở phía server. Kích thước ứng dụng cũng sẽ tăng lên, có thể lên tới cả vài trăm MB. Hiện có Nuance và một vài app nhỏ là xài phương pháp tích hợp. Apple, Google cũng có bổ sung tùy chọn offline cho một số ngôn ngữ nhất định dùng trong việc chuyển văn bản thành chữ viết.

Ứng dụng công nghệ giọng nói

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ nhận dạng giọng nói cùng các ứng dụng vạn vật kết nối Internet, đã có rất nhiều sản phẩm sử dụng “công nghệ điều khiển bằng giọng nói” ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào với bất kỳ thiết bị nào như: Đồng hồ thông minh, đàn Piano điện, gương, đèn ngủ, màn hình thông minh, tai nghe không dây…. 

Ứng dụng công nghệ giọng nói với nhà thông minh

Nhà thông minh điều khiển bằng giọng nói hay còn gọi là Voice Control được hiểu đơn giản là giải pháp giúp người dùng có thể điều khiển hệ thống thiết bị điện trong nhà nhanh chóng, thông minh bằng chính giọng nói của mình. Giờ đây chủ nhà có thể thực hiện các thao tác bật tắt các thiết bị điện, các thiết bị an ninh bằng chính giọng nói của mình, không cần phải thao tác qua smartphone như trước nữa.

Công nghệ giọng nói được ứng dụng vào nhà thông minh

Ứng dụng công nghệ giọng nói với loa thông minh

Loa thông minh không chỉ để nghe nhạc, radio, phát tin tức qua WiFi, Bluetooth hay thực hiện như một người trợ lý giúp nhắc nhở công việc, đặt lịch hẹn, báo thức, dự báo thời tiết, tra cứu thông tin.Thiết bị loa thông minh này còn cho phép người sử dụng thực hiện các cuộc gọi, gửi tin nhắn, thậm chí là mua sắm online. Tất cả sẽ được ra lệnh một cách tự nhiên bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, bất kể vùng miền nào, loa đều có thể nhận dạng âm thanh, giọng nói và hành động theo.

Công nghệ giọng nói được ứng dụng vào loa thông minh

Nắm bắt xu thế tất yếu của công nghệ, V-IONE phần mềm chuyển đổi giọng nói Tiếng Việt thành văn bản cũng đã được triển khai ngay lập tức, thích nghi với mọi ngôn ngữ lập trình và các thiết bị kết hợp (loa, micrô, kính,…) ngay cả trong điều kiện ngoại tuyến. Với độ chính xác tuyệt đối, V-IONE giúp các sản phẩm IOT của đối tác hoạt động ổn định và hiệu quả hơn, giúp nâng cao mức độ cạnh tranh của sản phẩm và mức độ hài lòng cho khách hàng. Ví dụ như Lumi – nhà cung cấp thiết bị thông minh hàng đầu, đối tác của V-IONE.

Trên đây là một số tìm hiểu về công nghệ giọng nói và ứng dụng công nghệ giọng nói trong một số thiết bị IOT. Hy vọng với công nghệ điều khiển bằng giọng nói thú vị này, chúng ta sẽ được đón nhận và sử dụng những thiết bị thông minh trong một ngày không xa.