Chatbot là gì? Ứng dụng của chatbot trong thời kỳ 4.0

Chatbot là một thuật ngữ quen thuộc trong thời đại 4.0. Vậy chatbot là gì và có những lợi ích, ứng dụng thực tiễn nào cho thời đại 4.0? Trong bài viết dưới đây, V-IONE sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ chatbot và những ứng dụng của nó trong thời đại 4.0. Hãy cùng theo dõi nhé!

Chatbot là gì?

Chatbot là một phần mềm kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI giúp giúp hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng được thực hiện TỰ ĐỘNG đồng thời giúp cho chi phí marketing của doanh nghiệp được giảm xuống.

chatbot
Chatbot là gì

Lợi ích của chatbot

Chatbot đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích to lớn tới người dùng như cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu được chi phí chăm sóc khách hàng và phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng.

Cá nhân hóa trải nghiệm bán hàng

Chatbot có khả năng ghi nhớ mọi thông tin cá nhân của khách hàng như: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, sở thích,… từ lịch sử giao dịch trước đó, vì vậy, Chatbot sẽ có thể đưa ra các tư vấn mua sắm phù hợp cho từng khách hàng.

Giảm thiểu chi phí

Chatbot có thể đảm nhận toàn bộ công việc như: giới thiệu sản phẩm, báo giá, chốt đơn hàng… giúp tiết kiệm được chi phí phải trả cho nhân viên tư vấn, nhân viên sale, nhân viên chăm sóc khách hàng.

Phản hồi khách hàng nhanh chóng

Chatbot có thể hoạt động liên tục 24/7 không ngừng nghỉ để tiếp nhận và xử lý yêu cầu khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này làm tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và nâng cao tỷ lệ chốt đơn, doanh số cũng tăng nhanh hơn.

chatbot
Chatbot tăng trải nghiệm khách hàng

>>>>> Xem ngay: Phần mềm chuyển giọng nói thành văn bản trên máy tính PC, Laptop

Ai nên sử dụng Chatbot?

Tất cả lĩnh vực kinh doanh đã và đang sử dụng chatbot để tối ưu khâu chăm sóc khách hàng và chatbot phổ biến nhất trong các nhóm ngành như:

  • Thời trang: quần áo, giầy dép…
  • Làm đẹp:Thẩm mỹ viện, mỹ phẩm, Spa, Nail…
  • Ẩm thực: Quán cafe, Nhà hàng, Quán ăn…
  • Giáo dục – đào tạo: trường học, trung tâm đào tạo ngoại ngữ…
  • Các dịch vụ hỗ trợ: đặt phòng, đặt vé online…
  • Dịch vụ bán hàng Online trực tuyến

Các thuật ngữ trong Chatbot cần biết

Để sử dụng chatbot tốt hơn, chúng ta nên biết một số thuật ngữ quen thuộc sau:

  • Chatbot: Con Bot hoạt động 24/7 trả lời tin nhắn tự động.
  • Khách hàng: Những người từng gửi tin nhắn sau khi phần mềm được tích hợp Chatbot.
  • Kịch bản: Là nội dung bạn tạo ra để Bot tương tác tự động với người dùng. 
  • Cài đặt: Nơi thiết lập thời gian hoạt động, tên Bot…
  • Livechat: Nơi hiển thị nội dung trao đổi giữa khách hàng (người dùng) và Bot
  • Chăm sóc: chuỗi các kịch bản gửi khách hàng theo thời gian nhất định.
  • Gửi Broadcast: gửi đồng loạt nội dung đến khách hàng
  • Auto Inbox: Chế độ tự động Like, inbox, trả lời Comment của khách hàng.
  • Tăng trưởng: Đưa Bot lên Email, Website… để tăng người dùng.
  • Thống kê: Nơi có thể xem biểu đồ tăng trưởng của khách hàng.

Nguyên tắc hoạt động của chatbot là gì?

Chatbot giao tiếp với người dùng dựa theo nguyên tắc sau:

  • Translator: Thông tin/yêu cầu của người dùng được dịch lại bằng ngôn ngữ lập trình để máy tính có thể hiểu được các công việc cần thực hiện.
  • Processor: Công nghệ AI tiến hành xử lý theo yêu cầu người dùng.
  • Respondent: Máy tính nhận output từ AI và gửi trả người dùng kết quả tương ứng như trên platform messenger.

Ứng dụng chatbot trong thực tế như thế nào?

Chatbot đã được ứng dụng rất rộng rãi trong các công việc sau:

  • Trợ lý người dùng cá nhân (Personal Assitant)
  • Giới thiệu sản phẩm, bán hàng, chốt đơn, đặt chỗ
  • Chăm sóc và tư vấn khách hàng
  • Thanh toán trực tuyến 
  • Cập nhật tin tức
  • Đưa ra kết quả tìm kiếm
chatbot
Chatbot hỗ trợ tư vấn, trả lời, chốt đơn

Các loại Chatbot hiện nay

Một số loại Chatbot phổ biến hiện nay đó là:

  • Chatbot bán hàng: công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng 24/7
  • Chatbot chăm sóc khách hàng: trả lời các câu hỏi thường gặp theo kịch bản sẵn có
  • Chatbot trò chuyện theo kịch bản: Chatbot này được hoạt động dựa trên dữ liệu được lập trình sẵn. Phần mềm sẽ đưa ra các tùy chọn liên quan khi khách hàng đặt câu hỏi. Họ sẽ nhấp chọn một mục tương ứng theo mục đích tìm kiếm và Bot sẽ đưa ra câu trả lời dựa vào  thông tin người dùng vừa nhấp vào.
  • Chatbot trò chuyện theo từ khóa: Bot sẽ được huấn luyện để hiểu những cụm từ, những từ liên quan đến câu hỏi để có thể hiểu được mục đích của người dùng khi gặp phải những cụm từ này. Sau đó, Bot sẽ trả về kết quả phù hợp với nội dung của khách hàng.
  • Chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh: Chatbot hoạt động nhờ sự kết hợp giữa Natural Language Processing – xử lý ngôn ngữ tự nhiên, AI – trí tuệ nhân tạo và Machine Learning – học máy và được hoạt động dựa trên việc ghi nhớ lại sở thích, bối cảnh của khách truy cập từ các cuộc trò chuyện trước đó. Từ đó Catbot được phép đưa ra phản hồi phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.

Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn có thể hiểu rõ hơn về chatbot và lựa chọn được loại phù hợp cho nhau cầu của mình, nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

Trả lời