Video là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing hay truyền thông. Thế nhưng, để tạo ra một video ấn tượng thì không hề dễ dàng. Người làm video phải đầu tư chất xám, ý tưởng rất nhiều nhưng nếu video không được tiếp cận nhiều thì cũng trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy, làm sao để xây dựng kịch bản ấn tượng? Cùng V-IONE tìm hiểu cách xây dựng mẫu kịch bản video marketing chuẩn nhất và những mẹo nhỏ giúp bạn tạo ra chiến lược video marketing hiệu quả.
Tại sao cần phải xây dựng kịch bản video?
Kịch bản video là những ý tưởng bạn lên sẵn sẽ có trong video. Một video ý nghĩa, nội dung gửi đi đầy đủ thì cần có kịch bản video rõ ràng. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu quay một video cần lên kịch bản trước. Kịch bản giúp bạn rút ngắn thời gian quay video và không còn lúng túng trước các nội dung, cảnh quay. Nhờ đó, bạn sẽ có những thước phim đẹp, những cảnh quay bắt mắt.
Các mẫu bản video phổ biến
Mẫu kịch bản video thông báo
Mẫu kịch bản video thông báo có đặc điểm là đơn giản, ngắn gọn. Các video này sẽ đi thẳng vào nội dung thông báo kèm theo âm thanh sống động, phù hợp để gây chú ý. Cấu trúc của một video thông báo thường bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu thật ngắn về video
- Thông điệp truyền tải (thông báo)
- Nội dung chi tiết của thông điệp
- Kêu gọi hành động người xem
Nếu như video sử dụng người nói dẫn dắt, hay dẫn dắt video như một bài giảng. Nội dung video ngắn với các câu hỏi liên quan như: bạn đã bao giờ….. hay bạn có muốn… sẽ giúp video trở nên tự nhiên hơn.
Kịch bản Talkshow (Phỏng vấn)
Đây là kịch bản video khá thông dụng nhưng không thông dụng cho video Marketing. Một kịch bản video talkshow bao gồm các nội dung như:
- Clip trailer giới thiệu về chương trình.
- Lời chào và giới thiệu của MC cũng như là người sẽ dẫn dắt chương trình.
- Bộ câu hỏi phỏng vấn/ thảo luận.
- Lời dẫn kết thúc chương trình.
Mẫu kịch bản video chứng thực
Video chứng thực được đánh giá là dạng video thu hút người xem. Chúng khá là hiệu quả khi áp dụng để giới thiệu công ty, cảm nhận của nhân viên, khách hàng, đối tác hay đơn giản là khảo sát người lạ. Tuy nhiên, video sẽ hiệu quả hơn khi người xuất hiện trả lời trong video chia sẻ tự nhiên với phong cách giao tiếp thông thường. Một video chứng thực thường bao gồm:
- MC giới thiệu và đi vào vấn đề chính của video
- Khảo sát, câu hỏi cho người được quay
- Thông tin chi tiết về các nội dung liên quan đến câu hỏi
- Tổng kết video
Hướng dẫn cách làm mẫu kịch bản video cho dân nghiệp dư theo từng bước
Khi bắt đầu làm video, người mới thường không biết bắt đầu từ đâu, và phải làm như thế nào. Dưới đây là các bước để các bạn mới bắt đầu có thể lên được một kịch bản chi tiết và rõ ràng nhất.
Bước 1: Xác định chủ đề và loại video sẽ quay
Để lên được kịch bản, trước tiên bạn cần xác định mình se quay chủ đề gì và loại video như thế nào, quay giới thiệu hay quay review….
Bước 2: Xác định địa điểm quay video
Sau khi đã xác định được chủ đề của video thì bạn cần lựa chọn địa điểm phù hợp cho video. Để tránh mất thời gian, trước khi đưa địa điểm vào kịch bản thì bạn nên đi khảo sát trước địa điểm để nắm rõ địa hình và xem độ phù hợp.
Bước 3: Tham khảo ý tưởng, cảnh quay từ các video khác
Tham khảo càng nhiều ý tưởng sẽ giúp bạn có cái nhìn rộng hơn và tăng level nhanh hơn. Hãy tham khảo: cảnh quay, góc quay, màu sắc, bố cục, hình ảnh… của các video tương ứng và có lượt xem nhiều nhất để học hỏi.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng phần mềm chuyển giọng nói thành V-IONE để lấy nội dung từ các video, từ đó dễ dàng theo dõi và nắm rõ nội dung của video đang tham khảo.
Bước 4: Tìm chọn nhạc và hiệu ứng âm thanh
Nhạc và hiệu ứng âm thanh là một phần không thể thiếu để video của bạn hay hơn, sinh động hơn. Một video được đánh giá cao đầy đủ các yếu tố: cảnh quay, góc quay, con người, bối cảnh, âm thanh…
Tuy nhiên, để video không bị đánh bản quyền, nhạc được chèn phải là nhạc miễn phí. Để sử dụng nhạc miễn phí, bạn có thể tìm kiếm tại Youtube Studio. Trong đây có rất nhiều âm thanh miễn phí để bạn lựa chọn và không lo bản quyền.
Bước 5: Lựa chọn thiết bị quay
Tùy thuộc vào điều kiện và thiết bị có sẵn để lựa chọn thiết bị quay phù hợp. Cố gắng lựa chọn thiết bị quay tốt nhất để chất lượng video không quá tệ.
Sau khi đã lựa chọn được thiết bị quay phù hợp cho video nào thì bắt đầu tiến hành viết kịch bản.
Bước 6: Viết mẫu kịch bản cho video
Với mỗi chủ đề video khác nhau thì cách soạn kịch bản cũng sẽ khác nhau. Một kịch bản hay sẽ giúp người xem nhận được thông điệp khi theo dõi và thu hút bởi cảnh quay đẹp, lối diễn xuất tự nhiên.Có một vài lưu ý khi viết kịch bản cho video như sau:
- Viết ngắn gọn và súc tích
- Nội dung câu từ rõ ràng
- Tập trung vào thông điệp truyền tải
- Từ ngữ đơn giản
Trên đây là các kịch bản video và hướng dẫn mẫu viết kịch bản video cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết có thể áp dụng để xây dựng những video chuyên nghiệp, ấn tượng và thu hút nhất. Chúc bạn thành công!.