2021 và những dấu ấn công nghệ Việt Nam nổi bật

Công nghệ ngày càng phát triển, con người không ngừng nâng cao và cho ra đời các sản phẩm công nghệ. 2021 là một năm mà nước ta đã có dấu ấn khó quên với nhiều những nghiên cứu khoa học công nghệ.  Các dự án phát triển mạnh mẽ ngay trong đại dịch Covid 19.

Bài viết dưới đây đã được V-IONE tổng hợp lại,cùng theo dõi những dấu ấn khó quên ấy nhé.

Hiện thực hóa mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã hành rộng rãi các Chiến lược quốc gia về việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Thời hạn là tới năm 2030.  Chiến lược này hướng tới việc đưa Ai trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng nhất của Việt Nam giúp Việt Nam hòa nhập, phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hiện nay, để từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược trên Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp cùng với chương trình Aus4Innovation của Australia trong năm nay đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động ý nghĩa liên quan tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, phát triển nhiều hơn các dự án nghiên cứu, ứng dụng AI trong nhiều lĩnh vực tiêu biểu là giáo dục, kinh tế, y tế,…

Cùng với đó, Mạng lưới Hợp tác về Trí tuệ Nhân tạo (Vietnam – Australia AI) đã ra đời nhằm hỗ trợ các nhà khoa học chia sẻ các kiến thức học thuật, cũng như các  kết quả nghiên cứu về AI.

   
                           Robot Vibot được các y bác sĩ đưa vào ứng dụng chống dịch tại Hà Nam, TP HCM. Ảnh: st

Hiện nay AI đang được ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp nhằm tiến tới tự động hóa quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí dư thừa. Trong ngành ngân hàng AI đã được ứng dụng thông qua các công nghệ như nhận diện khuôn mặt, dấu vân tay, giọng nói,…

Trong ngành y tế AI đã góp phần rất lớn trong quá trình chống dịch của nước ta. Cụ thể các nhà khoa học đã phát minh ra robot tự động có tên Vibot giúp vận chuyển nhu yếu phẩm và đồ ăn cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó còn có ứng dụng  Cyber Callbot là một ứng dụng tự động liên lạc với bệnh nhân bị mắc Covid 19 thu thập thông tin về triệu chứng để gửi lại cho bác sĩ nhằm phục vụ cho quá trình  điều trị.

Thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch Covid-19

Khi mà dịch Covid 19 bùng phát, thì các đơn vị công nghệ trong nước đã khẩn trương hỗ trợ Nhà nước xây dựng các giải pháp công nghệ giúp chạy đua với Covid – 19. Hàng loạt các phần mềm đã lần lượt ra đời như Ncovi dùng để giúp người dân khai báo y tế online,  Bluezone giúp phát hiện những lượt tiếp xúc gần hay VHD giúp hỗ trợ khai báo y tế cho người nhập cảnh hoặc di chuyển trong nước. Theo thống kê đã có tới hơn 12 ứng dụng hỗ trợ phòng dịch do các bộ ngành phát triển đưa vào sử dụng phục vụ quá trình phòng dịch.

 

                                                                                                 PC-Covid là ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 duy nhất tại Việt Nam. (Ảnh: st)

Tuy nhiên vì có quá nhiều ứng dụng nên đã gây ra sự bất tiện, thiếu tính đồng bộ khi áp dụng vào thực tiễn. Chính vì thế nên Nhà nước đã cho ra mắt ứng dụng PC – Covid. Ứng dụng này đã tích hợp những tính năng của nhiều nền tảng khác nhau giúp người dân khai báo y tế, phát hiện tiếp xúc gần, cập nhật tình trạng tiêm vắc xin,… Tính tới tháng 12, ứng dụng đã đạt được 63 triệu lượt tải xuống và ước tính có khoảng 32 triệu người dùng thường xuyên sử dụng ứng dụng này để quét mã QR và khai báo y tế khi tới các địa điểm công cộng.

Xu hướng NFT và vũ trụ ảo nở rộ tại Việt Nam

Trong năm 2021 NFT (viết tắt của Non-Fungible Token – được xây dựng trên hệ thống chuỗi khối – blockchain), ghi lại quyền sở hữu một tài sản như tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm đã gây được tiếng vang trên Internet.

Gần như kể từ khi xuất hiện mọi thứ từ thẻ cầu thủ, vật phẩm trong các tựa game online, ảnh meme,… đều có khả năng được giao dịch dưới dạng NFT với mức giá khổng lồ lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Theo khảo sát của từ điển Collins, từ NFT đã vươn lên trở thành Từ của năm 2021 vượt qua cả cụm từ Covid – 19.

Ở Việt Nam NFT cũng vô cùng phát triển, nhiều hoạ sĩ Việt đã rao bán tranh của mình trên NFT và nhận về phản hồi tích cực. Vào tháng 7 năm 2021, bức tranh “Hoa mai may mắn” gắn mã NFT của nghệ sĩ Xoài Chu đã được rao bán với mức giá quy đổi lên tới 23.000 USD

                                      Chiến dịch sáng tạo hoành tráng chuẩn bị cho đợt ra mắt thị trường NFT (Ảnh: st)

Cùng với đó vũ trụ ảo Metaverse cũng vô cùng phát triển tại Việt Nam. Hướng tới tạo lập một vũ trụ ảo tái hiện lại giác quan con người với công nghệ AR, VR tiên tiến, Metaverse đã thể hiện được sự hấp dẫn của mình tại thị trường Việt Nam với sự ra đời của nhiều startup. Cụ thể trong tháng 12, một startup về metaverse của Việt Nam đã gọi vốn thành công 25 triệu USD để xây dựng nền tảng vũ trụ mở. Cùng với đó tựa game Axie Infinity do người Việt phát triển đã trở thành một trong những tựa game blockchain đắt giá nhất thế giới. Không chỉ vậy nhiều dự án của Người Việt sáng tạo như: Kyber Network, Tomochain, Coin98 hay Axie Infinity hiện cũng gây được tiếng vang trên thế giới. Những dự án đã giúp nâng tầm của Việt Nam trên bản đồ blockchain thế giới.

Có thể thấy, nước ta đã và đang có nhiều bước tiến quan trọng hướng tới việc chuyển đổi số toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong tương lai không xa, chắc chắn khoa học công nghệ nước ta sẽ giành được nhiều thành tựu mới, ghi danh Việt Nam trên bản đồ thế giới.